Nơi chia sẽ kiến thức về CNTT
thủ thuật Blogger, thủ thuật AutoIT
Imacross, VBA cho Excel

9 thg 1, 2014

Bài 13: Toán tử trong AutoIT

Tương tự như các ngôn ngữ lập trình khác, AutoIt cũng hỗ trợ các toán tử như gán, tính số học,  so sánh, và logic,...

Dưới đây là danh sách các toán tử trong Autoit kèm theo mô tả
Toán tử
   Miêu tả
=
Phép gán. Vd : $var = 5    (gán 5 vào biến $var)
+=
Tăng. Vd : $var += 2     (tăng biến $var lên 2 đơn vị, tương đương với $var = $var+2)
-=
Giảm. Vd : $var -= 1      (giảm biến $var xuống 1 đơn vị, tương đương $var = $var -1)
*=
Nhân.
/=
Chia
&=
Nối thêm chuỗi. Vd :  $var = "one", và sau đó $var &= 10    ($var sẽ bằng "one10" )


+
Cộng hai số.  Vd : 10 + 20    (bằng  30)
-
Trừ hai số.  Vd : 20 - 10    (bằng 10)
*
Nhân hai số.  Vd : 20 * 10    (bằng 200)
/
Chia hai số. Vd : 20 / 10    (bằng 2)
&
Ghép hai chuỗi với nhau.  Vd : "one" & 10    (bằng "one10" )
^
Lũy thừa.  Vd : 2 ^ 4    (bằng 16)


=
So sánh bằng (không phân biệt chữ hoa và chữ thường khi so sánh chuỗi).  Vd : If $var= 5  Then    (trả về true nếu biến $var mang giá trị 5)
==
So sánh bằng (có phân biệt chữ hoa, chữ thường khi so sánh chuỗi.
<> 
Khác hoặc Không bằng.
Lớn hơn.
>=
Lớn hơn hoặc bằng
Nhỏ hơn
<=
Nhỏ hơn hoặc bằng


AND
Logic Và (cả hai). Vd  :  If $var = 5 AND $var2 > 6 Then    (Điều kiện trả về True nếu $var bằng 5 $var2 lớn hơn 6 )
OR
Logic Hoặc.  Vd  :  If $var = 5 OR $var2 > 6 Then    (Trả về True nếu $var bằng 5 Hoặc $var2 lớn hơn 6)
NOT
Logic Phủ định.  Vd  :  NOT 1    (trả về False)

Nếu trong biểu thức cần xử lý có sử dụng nhiều toán tử thì chúng sẽ được thực hiện theo thứ tự trước sau. Việc tính toán thường được thực hiện từ trái qua phải và tuân theo các qui tắc chung của đại số. Bên dưới là thứ tự ưu tiên của các toán tử :
  NOT
    ^
    *   /
    +   -
    &
    <   >   <=   >=   =    <>   ==
    AND   OR
dụ  :  2 + 4 * 10 sẽ có kết quả là 42:
Bởi vì phép nhân * có ưu tiên cao hơn phép cộng + , nên    4 * 10    (bằng 40)  và    2 + 40    (bằng 42).
 Để có kết quả tính toán chính xác bạn nên sử dụng cặp dấu ngoặc đơn ( ) để nhóm các biểu thức con một cách thích hợp.. Mặc dù không được đề cập, song, dấu ngoặc đơn là toán tử có độ ưu tiên cao nhất trong tất cả các toán tử.
Vd :       (2 + 4) * 10 bằng 60.       NOT (12+3)/sẽ bằng 0
Đối với toán tử logic AND, OR, ta có ví dụ sau :
Vd 1 : If  MyFunc1() OR MyFunc2() Then    
(MyFunc2() sẽ không được gọi nếu như MyFunc1() trả về True)
Vd 2 : If  MyFunc1() AND MyFunc2() Then    
(MyFunc2() sẽ không được gọi nếu MyFunc1() trả về False)



Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2016 Blog kiến thức
Designed by blgkienthuc.blogspot.com Cooperated with blgkienthuc.blogspot.com/
Released under Creative Commons
Posts RSSComments RSS
Back to top